MUỐN TRỞ NÊN GIÀU CÓ, LOẠI BỎ NGAY LỐI TƯ DUY CỦA NGƯỜI NGHÈO - muatot.click

Tìm kiếm Blog này

Pages

Tìm kiếm Blog này

Translate

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

MUỐN TRỞ NÊN GIÀU CÓ, LOẠI BỎ NGAY LỐI TƯ DUY CỦA NGƯỜI NGHÈO

  MUỐN TRỞ NÊN GIÀU CÓ, LOẠI BỎ NGAY LỐI TƯ DUY CỦA NGƯỜI NGHÈO

Để trở nên sự giàu có thì việc cần làm không chỉ đơn thuần là gửi tiền vào ngân hàng hoặc vào tài khoản đầu tư sau đó nằm im trên giường và hy vọng.


Bốn bài học về tiền bạc dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề. Đặc biệt những bài học này là những bài học mà hầu hết mọi người không bao giờ học được ở trường.


1) Trả tiền cho chính mình trước


Điều này đi ngược lại tất cả những gì chúng ta được học. Hầu hết mọi người đều chi tiêu tiền lương của mình sau đó cuối tháng còn thừa bao nhiêu thì tiết kiệm bấy nhiêu. Còn nếu cuối tháng mà bạn không còn dư đồng nào thì sẽ có một con đường khác đưa bạn đến với tự do tài chính.


Tương tự như cách mà công ty cho vay thế chấp sẽ bắt đầu gõ cửa nhà bạn nếu bạn ngừng trả tiền cho họ. Bạn cần phải nghĩ mình là chủ nợ quan trọng của bản thân mình. Bạn phải coi tài chính của bản thân và của gia đình là nghĩa vụ quan trọng nhất. Và để làm được điều đó không có cách nào khác là bạn phải ưu tiên chi trả cho bản thân mình trước.


Tính thu nhập hàng tháng và các khoản chi tiêu của bạn, rồi tính xem bạn có thể tiết kiệm được bao nhiêu sau khi thanh toán hết các hóa đơn. Sau đó, hãy bám vào những con số đó mà chi tiêu. Hãy thiết lập chuyển khoản tự động vào ngày nhận lương. Làm như vậy bạn thậm chí không thể nhìn thấy số tiền đó mà đã không thấy thì sẽ không thể tiêu. 


Kể cả đó chỉ là 25 USD hoặc 50 USD, thì bạn cũng đã thanh toán cho chính mình trước. Điều này có nghĩa là vào cuối tháng trong túi bạn chắc chắn đã có sẵn 25 hoặc 50 USD. Và bạn nghĩ sao về việc bớt 5 USD cà phê hoặc 60 USD thẻ thành viên ở phòng tập gym - những thứ mà bạn không bao giờ sử dụng?


Thanh toán cho bản thân trước, sau đó chi tiêu những gì còn lại.


2) Không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu


Nếu bạn hỏi mọi người tại sao họ phải vật lộn để tiết kiệm tiền, thì câu trả lời sẽ là: "Bởi vì tôi không kiếm đủ tiền." Nhưng trong số đó không có ai trả lời rằng: "Vì tôi tiêu quá nhiều tiền", phải không? Đây mới chính là câu trả lời trung thực nhất và đây cũng là gốc rễ của vấn đề.


Hãy tưởng tượng có hai người là Mike và James: Mike kiếm được 250.000 USD/năm. James kiếm được 100.000 USD/năm.


Mike dùng gần như dùng hết 250.000 USD đó để tận hưởng. Vậy tối đa anh ta tiết kiệm được 5.000 USD/năm.


Còn James quản lý và kiểm soát chi phí của mình rất chặt và mỗi năm anh ta tiết kiệm được một phần ba số tiền lương của mình (⅓ của 100.000 USD).


Giả sử hoàn cảnh, lương, việc làm của họ không đổi, vậy sau 5 năm ai là người giàu hơn?

Vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu.


3) Đầu tư sớm, đầu tư thường xuyên


Tôi đã viết rất nhiều về đầu tư và thậm chí còn dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu về nó. Tôi bắt đầu làm việc ở tuổi 16. Nếu lúc đó tôi cũng hiểu biết về đầu tư như bây giờ thì chắc tôi đã chuẩn bị đủ tài chính cho việc nghỉ hưu rồi. Nếu bạn không tin thì hãy để tôi giới thiệu với bạn về sự kỳ diệu của lãi suất kép.


Lãi kép là quá trình mà qua đó tiền lãi của bạn cũng tạo ra lãi suất. Nghe nhàm chán nhỉ? Giờ tôi thử làm cho nó thú vị hơn một chút nhé.


Hãy tưởng tượng rằng bạn có 1.200 USD mà bạn không biết phải làm gì với nó. Bạn nghe nói có thể kiếm được kha khá tiền trên thị trường chứng khoán. Nhưng hàng xóm của bạn lại nói với bạn rằng chơi chứng khoán không khác gì đánh bạc và khuyên bạn nên tránh xa. Sau đó bạn gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, tài khoản này sẽ trả lãi suất 0,1%. Mỗi tháng, bạn gửi thêm 100 USD, tổng cộng một năm bạn gửi 1.200 USD. Hãy thử tính xem 40 năm nữa bạn sẽ có bao nhiêu tiền.


Con số không hề nhỏ phải không? Với một khoản đầu tư ban đầu tương đối nhỏ sau đó thêm 100 USD mỗi tháng và thế là bạn đã có một khoản tiền tiết kiệm to to. Nghe có vẻ đơn giản mà thực chất nó cũng chỉ đơn giản thế thôi.


Thời gian là một trong những tài sản quý giá nhất của bạn. Hãy tận dụng nó, và bạn có thể tự đem đến cho mình sự tự do về tài chính. Hãy bấm máy tính ngay để xem bạn sẽ cần những gì thì mới có thể trở thành một triệu phú khi nghỉ hưu. Nếu bạn bắt đầu sớm, thành quả sẽ đến nhanh thôi.


Đầu tư sớm và đầu tư thường xuyên.


4) Biết những gì bạn sở hữu - sự khác biệt giữa tài sản và nợ phải trả


Trong cuốn sách Rich Dad, Poor Dad, Robert T. Kiyosaki nói về về sự khác biệt giữa người giàu, người nghèo và tầng lớp trung lưu. Ông viết: "Người giàu có được tài sản. Người nghèo và tầng lớp trung lưu có những khoản nợ mà họ nghĩ là tài sản."


"Tài sản là thứ mang tiền đặt tiền vào túi của bạn. Khoản nợ là thứ lấy tiền từ túi của bạn ". - Robert T. Kiyosaki.


Bạn thường nghe mọi người nói rằng ngôi nhà là tài sản lớn nhất. Thực chất là hoàn toàn ngược lại. Trừ khi bạn đã trả hết khoản thế chấp của mình, nếu không thì hàng tháng ngôi nhà của bạn sẽ bòn rút túi tiền của bạn. Đó là một khoản nợ chứ không phải một tài sản. Nếu bạn có ý định mua bất động sản với mục đích cho thuê để kiếm thêm thu nhập, thì đó sẽ là một tài sản, vì nó mang tiền về cho bạn.


Tương tự, những người mua chiếc ô tô mới tinh thường coi chúng là tài sản. Nhưng chúng ta đều biết rằng nếu bạn trả 50.000 USD cho một chiếc ô tô, thì khi bạn lái xe ra khỏi cửa hàng, giá trị của chiếc xe đó sẽ giảm khoảng 40%.


Biết rõ những gì bạn sở hữu và hãy nhớ: tài sản đưa tiền vào túi của bạn, nợ lấy tiền từ túi của bạn.


THAY ĐỔI TRONG TƯ DUY


Để trở nên sự giàu có thì việc cần làm không chỉ đơn thuần là gửi tiền vào ngân hàng hoặc vào tài khoản đầu tư sau đó nằm im trên giường và hy vọng. Việc này đòi hỏi bạn phải thay đổi tư duy. Nó đòi hỏi bạn phải không được tiếp thu tư duy "kiếm tiền và tiêu tiền" của người nghèo. Nó đòi hỏi bạn phải nhìn vào từng đồng bạn kiếm được bằng kính hiển vi và cẩn trọng xem xét giá trị của chúng. Hãy nhớ:


● Trả tiền cho mình trước.

● Vấn đề không phải là bạn kiếm được bao nhiêu mà là bạn giữ được bao nhiêu.

● Đầu tư sớm, đầu tư thường xuyên.

● Biết những gì bạn sở hữu - sự khác biệt giữa tài sản và nợ phải trả.


Để thực sự làm chủ được sức mạnh của đồng tiền các bạn cần học hỏi nhiều thứ hơn nữa. Còn những gì tôi viết ở đây chỉ là một phần nhỏ mà thôi. Tuy nhiên với 4 bài học này, bạn sẽ thực hiện được những bước đầu tiên trên con đường dài hướng tới tự do tài chính.


Nguồn: Medium

Ảnh: VnExpress

#quantriexcel

#kynangmoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này

Bài đăng phổ biến