10 MÔ HÌNH KINH DOANH TUYỆT VỜI CHO DÂN KHỞI NGHIỆP
1. The Pyramid – Mô hình Kim tự tháp
Kim tự tháp không phải một hình thức kinh doanh l.ừ.a đ.ả.o. Đó là một thuật ngữ dành cho các công ty mà phần lớn doanh thu đến từ thành viên liên kết và người bán lại. Công ty ngồi trên đỉnh của Kim tự tháp và khiến dòng doanh thu chảy ngược lên phía mình với ít nỗ lực cần thiết nhất.
Mô hình kim tự tháp là mô hình kinh doanh vốn ít lãi nhiều vì bạn chỉ phải chia phần trăm hoa hồng cho người bán hàng. Mô hình bán hàng này không cần nhiều đội ngũ hỗ trợ bán hàng khiến dòng tiền trở nên chắc chắn. Các công ty theo mô hình Kim tự tháp thường sử dụng những người luôn sẵn sàng “bất chấp tất cả” để có thể bán được hàng.
2. Access Over Ownership – Chia sẻ quyền sở hữu
Dịch vụ chia sẻ quyền sở hữu là một mô hình cho thuê sản phẩm/dịch vụ mà theo đó, người thuê có quyền sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, thường là theo giờ. Dịch vụ này thu hút những khách hàng chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc những người thích đổi qua nhiều loại sản phẩm/dịch vụ khác thay cho món đồ họ dùng thường ngày.
3. The Experience Model – Mô hình trải nghiệm
Tesla Motor, hãng xe hơi điện chỉ mới thành lập năm 2008, được xem là một Apple mới của ngành công nghiệp xe hơi với những phương thức kinh doanh mới mẻ. Bí quyết là trải nghiệm sản phẩm và bán hàng trực tiếp.
Tại các gian hàng trưng bày của Tesla, khách hàng có thể xem xét, thử xe, tìm hiểu đủ kiểu trước khi quyết định mua. Đây được xem là một khởi đầu có ý nghĩa trong mô hình kinh doanh hiện đại tại thị trường Mỹ: Mua bán nhanh chóng, gọn nhẹ, hiện đại, dễ dàng hơn rất nhiều và khiến người mua thích thú khi khách hàng không phải “chịu đựng” sự theo đuổi của các đại lý cũng như vô số thủ tục phức tạp khác.
Với cách làm này, năm ngoài Tesla đã thành công
vang dội với lượng đặt hàng trước model Tesla 3 lên tới 325.000 đơn tương ứng doanh số 14 tỷ đô la.
4. The Ecosystem – Hệ sinh thái
Nếu hỏi bất cứ ai trong số họ về tương lai smartphone, bạn sẽ nhận được câu trả lời liên quan tới kho ứng dụng, màn hình và camera chất lượng cao, các thiết kế. Với hệ sinh thái đa dạng, Apple và Google đang là những cái tên thành công nhất trong mô hình này.
Họ tuyển dụng một lượng lớn các nhà công nghệ thông minh nhất và sáng tạo nhất trên thế giới và tạo ra những sản phẩm cách tân nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất.
Khi bạn sử dụng sản phẩm từ Amazon, Apple, Google hay Microsoft nghĩa là bạn đang tham gia vào một hệ sinh thái chứ không đơn thuần là chọn một thiết bị, ứng dụng hay dịch vụ. Các hãng đang nỗ lực “trói” người tiêu dùng và giành phần lớn miếng bánh thị phần.
Trong kỷ nguyên di động, cuộc chiến giữa những người khổng lồ công nghệ không chỉ xoay quanh phần cứng và phần mềm mà mở rộng quy mô gấp bội kỷ nguyên PC, với sự tham gia của các hệ sinh thái rộng lớn tạo thành từ phần cứng, phần mềm và các dịch vụ trực tuyến.
Chẳng hạn việc mua một chiếc iPhone đồng nghĩa là bạn sẽ gia nhập hệ sinh thái của Apple, trả tiền cho hệ điều hành, các ứng dụng và tiếp đến sẽ là những tiện ích cài thêm, nhạc, phim, sách và nhiều thứ khác.
6. The Marketplace Model – Sàn giao dịch thương mại điện tử
Shopee là đại diện tiêu biểu cho mô hình này. Mô hình sàn thương mại điện tử Marketplace xuất hiện cung cấp cho cả bên bán lẫn bên mua những cơ hội tiếp cận dễ dàng và an toàn trên cơ sở kế thừa điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của các mô hình thương mại điện tử sẵn có.
Người dùng Internet ngày càng thích lên các diễn đàn mua sắm, nơi mọi nội dung đều do người dùng tạo ra, và chính người dùng có thể thảo luận, mặc cả thậm chí mua bán mà không cần đến người môi giới.
Các đại diện thành công của mô hình này còn có Alibaba, Priceline…
7. Free Model – Mô hình kinh doanh miễn phí
Trong môi trường công nghệ và Internet, chúng ta dễ dàng bắt gặp những công ty áp dụng triệt để mô hình kinh doanh miễn phí, như Facebook, Google. Dù là miễn phí nhưng cả hai đều đã và đang là một trong những công ty có giá trị thị trường lớn nhất thế giới – lên đến hàng trăm tỷ đôla.
Miễn phí cũng là một mô hình kinh doanh, trong đó ít nhất một phân khúc khách hàng đông đảo có thể hưởng lợi từ một sản phẩm/dịch vụ miễn phí một cách liên tục, được tài trợ bởi một thành phần khác trong mô hình kinh doanh hoặc một phân khúc khách hàng khác như thu phí từ các công cụ nâng cao hay đơn giản chỉ từ các quảng cáo.
8. The Hyper Market – Mô hình kinh doanh đại siêu thị
Trong khi các công ty còn đang lơ ngơ trước một thị trường Internet mới mẻ và triển vọng, Bezos – sáng lập Amazon, đã nhìn ra cơ hội và thách thức các hiệu sách truyền thống bằng việc mở ra công ty bán sách online đầu tiên trên thế giới. Bezos mua một nhà kho lớn có thể chứa được nhiều sách hơn bất cứ hiệu sách truyền thống nào.
Tại sao gọi là “siêu cửa hàng”? Bởi Amazon đã sử dụng vũ khí tối thượng của nhà kinh doanh trực tuyến khổng lồ: dữ liệu, dữ liệu lớn, và chuyển lượng dữ liệu rất lớn này thành một loại dữ liệu thông minh, có xúc cảm, đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng của mình.
9. The Freemium Model – Miễn phí kết hợp cao cấp
Freemium là một mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn dùng các chức năng cao cấp hơn (premium) của dịch vụ/sản phẩm.
Freemium là một từ ghép được tạo ra bởi: Free + Premium (tạm dịch: Miễn phí và Chất lượng cao).
Các ví dụ cho mô hình Freemium thành công là Skype cho phép sử dụng dịch vụ thoại miễn phí đối với những người sử dụng application (với chất lượng khá tốt) và thu tiền đối với các dịch vụ Premium (Voice over Internet); Flickr cho phép upload ảnh miễn phí với số lượng tối đa là 200 tấm ảnh và dung lượng không quá 20MB/tháng.
Nếu nâng cấp lên Pro, người sử dụng có thể upload ảnh không giới hạn về băng thông và dung lượng hay SurveyMonkey, trang web chuyên cung cấp tính năng thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến miễn phí cho người dùng.
10. The on Demand model – Mô hình theo yêu cầu
Thuật ngữ mới để gọi hiện tượng này là “kinh tế chia sẻ” (sharing economy), hoặc kinh tế theo yêu cầu (on demand economy) đang tạo nên một nền kinh tế mới của thế giới. Đây là cụm từ khá phổ biến thời điểm hiện tại. Nó dùng để chỉ những dịch vụ như Uber (ứng dụng gọi xe taxi) hay Airbnb (dịch vụ đặt phòng trực tuyến toàn cầu).
Do đó, truyền thông thế giới gần đây đã sử dụng cụm từ thay thế là “gig economy” (chỉ những hợp đồng cho thuê ngắn hạn). Hay một số cụm từ khác cũng được sử dụng như “nền kinh tế cho thuê” (rental economy) hoặc “nền kinh tế 1099” (chỉ các hình thức thuế). Tuy nhiên, những công ty như Airbnb là liên quan nhiều đến các hợp đồng thuê chứ không phải thoả thuận lương.
Nguồn: Trải nghiệm sống
Ảnh: Tapchitienao
#kynangtop
#kynangmoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét